Định nghĩa HS Code là gì? Làm sao để tra mã HS Code

Trong ngành xuất nhập khẩu, HS Code là một khái niệm quan trọng và luôn có mặt trên mọi giấy tờ liên quan như hóa đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ,… Để thực hiện kê khai thông tin cho hải quan một cách chính xác và nhanh chóng thì bạn cần nắm rõ HS Code là gì. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về HS Code và làm sao để tra mã HS.

Mã hs code là gì?

HS Code là ngôn ngữ, tên của sản phẩm được mã hóa thành 1 dãy số gồm 8 hoặc 10 số. Mã số này được dùng để mô tả hàng hóa bao gồm tên sản phẩm, tính chất, tác dụng, cách sử dụng, tạo sự thống nhất giữa hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan, giúp người mua và người bán trao đổi dễ dàng hơn, kể cả giữa tất cả các quốc gia với nhau.

Đây là mã mà bất kỳ ai đang học tập và làm việc trong ngành xuất – nhập khẩu cũng cần phải nắm rõ. Mỗi mặt hàng hóa sẽ được phân loại theo một mã đã được quốc tế quy chuẩn, qua đó mà ta có thể xác định được thuế suất xuất – nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể hơn, HS Code được đưa ra theo Hệ thống phân loại hàng hóa do WCO (Tổ chức Hải quan thế giới) phát hành có tên là HS – Harmonized Commodity Description and Coding System (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa)

Cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho các mặt hàng cũng như cho các doanh nghiệp nhờ có mã HS. Bên cạnh đó, HS Code còn giúp thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, là cơ sở để hải quan, phòng thương mại, cơ quan thuế cho phép xuất – nhập một mặt hàng nào đó.

Nhờ có HS Code mà mọi người có thể dễ hiểu hơn về các công việc, đơn giản hóa quá trình làm việc của các cá nhân, tổ chức, các hiệp ước thương mại cũng diễn ra thuận lợi hơn.

Hiện nay, tại Việt Nam, mã HS được áp dụng với hàng hóa là 8 số. Tại một số quốc gia khác trên thế giới có thể sử dụng HS code với 10 hoặc 12 số.

mã hs code là gì

Mã hs code là gì

Cấu trúc mã HS Code

Ví dụ: 

Mũ bảo hiểm dành cho những người lái xe gắn máy có mã HS là (65061010) và mũ bảo hộ lao động cho công nhân có mã HS là (65061020). 2 mã này đều có 6 số đầu tiên giống nhau, chỉ riêng 2 số cuối là khác nhau. 

HS Code được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định chứ không phải xếp lộn xộn, ngẫu nhiên. Được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phát hành nên mọi mã số đều nhất quán theo một hệ thống. Cấu trúc của một mã HS bao gồm có:

  • Phần: Trong bộ HS Code sẽ có tổng cộng 21 hoặc 22 phần, mỗi phần đều có chú thích riêng.
  • Chương: Tổng cộng có 97 chương. Riêng chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi một quốc gia khác nhau và có chú giải ở mỗi chương. 2 kí tự đầu tiên sẽ mô tả một cách khái quát về mặt hàng
  • Nhóm: gồm 2 ký tự, sản phẩm sẽ được phân chia theo từng nhóm.
  • Phân nhóm: gồm có 2 ký tự, được phân chia ra nhóm cụ thể hơn nhóm.
  • Phân nhóm phụ: gồm 2 ký tự, do mỗi quốc gia sẽ có quy định về phân nhóm phụ khác nhau.

Trong đó, 6 chữ số đầu tiên gồm Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm là mang tính quốc tế, được sử dụng chung trên toàn thế giới, ngoại trừ Phân nhóm phụ là sẽ có quy định riêng tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Cấu trúc mã Hs Code

Cấu trúc mã Hs Code như thế nào

Bạn có quan tâm: Nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc

Cách tra mã hs code

Khi tra mã HS, có tổng cộng 6 quy tắc. Ta phải đi lần lượt từ quy tắc 1 đến quy tắc 6, không thể bỏ qua bất kỳ quy tắc nào hoặc áp dụng các quy tắc không đúng thứ tự

Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh

Tên gọi của Phần, Chương và Phân chương không đủ chi tiết để diễn giải hết những nội dung liên quan đến sản phẩm. Phần, Chương, Phân chương chỉ giúp định hình, phân loại mặt hàng này nằm ở phần nào, chương nào và là những mục không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa. Vì vậy mà ta cần phải chú ý đến chú giải và phân nhóm.

Yếu tố quyết định đến việc phân loại hàng hóa trong một chương chính là chú giải của chương đó. Tất cả các nguyên tắc phía sau cũng đều sử dụng chú giải. Mã của mỗi sản phẩm được áp vào dựa trên chú giải của phần đó.

Hướng dẫn tra mã Hs Code

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hỗn hợp các nguyên liệu cùng nhóm

Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thành

  • Nếu một mặt hàng chưa được hoàn thiện, một vài bộ phận bị thiếu nhưng công dụng và đặc tính của sản phẩm đó giống như sản phẩm hoàn thiện thì mã HS của nó sẽ được áp là sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Xe đạp thiếu bánh xe được áp mã theo xe đạp

  • Để tiện lợi cho quá trình di chuyển, mặt hàng sẽ được tháo rời ra thành nhiều bộ phận. Nếu ghép các bộ phận đó lại được một sản phẩm hoàn thiện thì sẽ được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Người ta tháo các bộ phận của một chiếc giường ngủ ra thì nó vẫn được xác định mã HS theo giường ngủ. 

  • Phôi: Là những sản phẩm chưa hoàn thiện, chưa sẵn sàng để được sử dụng. Phôi có hình dáng gần giống với sản phẩm đã được hoàn thiện. Ta phải hoàn thiện phôi với sản phẩm hoàn chỉnh của nó.

Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa được dũa cho khớp với ổ khóa được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai nhựa chưa được tạo ren ở cổ chai được áp mã như chai nhựa đã hoàn thiện.

  • Việc lắp ráp được quy định là những công việc đơn giản như sử dụng bu lông, ốc vít, ghép bằng đinh tán, hàn lại,… Quy tắc này không được sử dụng đối với những sản phẩm cần phải được gia công thêm trước khi lắp ráp. Bộ phận nào chưa được lắp ráp, số lượng dư thừa thì phải được phân loại riêng để hoàn thiện một mặt hàng theo yêu cầu

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Khi sản phẩm là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu và nhiều chất liệu khác nhau thì mới áp dụng quy tắc này.

Hỗn hợp nguyên liệu thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại sản phẩm trong nhóm đó.

Hỗn hợp nguyên liệu thuộc các nhóm khác nhau thì áp mã sản phẩm đó theo nguyên liệu quan trọng nhất của hỗn hợp.

Ví dụ: Cà phê sữa hòa tan là hỗn hợp gồm các nguyên liệu như như: cà phê, sữa, đường. Vì vậy, gói cà phê này sẽ được áp theo mã là cà phê.

cách xác định chính xác mã hs code

Các quy tắc bạn nên biết

Quy tắc 3: Hàng hóa có thể bị xếp vào nhiều nhóm

Quy tắc 3a

Nếu hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm, nhóm nào có mô tả về sản phẩm đó cụ thể nhất thì sản phẩm sẽ được xếp vào nhóm đó so với các nhóm có mô tả sản phẩm khái quát.

Ví dụ: 

Nhóm 85.10 mô tả cụ thể và chính xác máy cạo râu và tông đơ “máy cạo râu, tông đơ và các dụng cụ cắt tóc lắp động cơ điện” 

Nhóm 84.67 chỉ mô tả “dụng cụ cầm tay có động cơ điện”

Nhóm 85.09 mô tả “các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện”. 

Vì vậy mặt hàng máy cạo râu và tông đơ có động cơ điện được sắp xếp vào nhóm 85.10

Quy tắc 3b

Nhiều sản phẩm cấu thành nên một mặt hàng. Trong đó, mỗi sản phẩm lại thuộc nhiều nhóm, nhiều chương khác nhau. Do đó, ta sẽ phân loại mặt hàng đó dựa trên sản phẩm có đặc tính tiêu biểu nhất

Ví dụ: Bộ sản phẩm chăm sóc tóc bao gồm: máy uốn duỗi tóc, lược, ghim tóc, dầu dưỡng tóc.

Ta có thể thấy rằng máy uốn duỗi tóc là sản phẩm có tính năng nổi trội nhất trong bộ sản phẩm nên ta sẽ lựa chọn HS Code của máy uốn duỗi tóc để áp vào HS Code của mặt hàng.

Quy tắc 3c

Theo quy tắc 3c, hàng hóa sẽ được phân vào nhóm có số thứ tự sau cùng trong số các nhóm còn lại được xem xét để phân loại

Ví dụ: Ta có các sản phẩm sửa chữa gồm: tua vít, kìm, cờ lê

Trong HS Code của 3 sản phẩm, cờ lê là sản phẩm có HS Code có số thứ tự sau cùng nên HS Code của cờ lê sẽ được dùng để áp cho bộ sản phẩm sửa chữa.

Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa có các tiêu chí giống chúng nhất

So sánh mặt hàng đang được phân loại so với mặt hàng đã được phân loại trước đó. Các tiêu chí so sánh bao gồm: mô tả, đặc điểm, tính chất, tính năng hoạt động của mặt hàng…

Nếu phát hiện hàng hóa giống với mặt hàng mình đang phân loại, nó sẽ được xếp vào nhóm đó.

Ví dụ: Men dạng viên, được sử dụng giống như thuốc uống nên ta áp vào mã thuốc 30.04

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp đựng, túi, bao bì chứa hàng hóa 

Các loại bao bì, hộp đựng thích hợp hoặc có hình thù đặc biệt để chứa mặt hàng và đi kèm với mặt hàng khi bán cũng sẽ được phân loại cùng với mặt hàng chính đó.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng có bao bì mang tính chất nổi trội hơn so với hàng hóa bên trong sẽ không được áp dụng quy tắc này.

Ví dụ: Hộp đựng thuốc làm bằng gỗ quý và có đặc tính nổi bật hơn thuốc bên trong thì thuốc và hộp đựng sẽ được tách thành 2 mã HS khác nhau..

Quy tắc 5b: Bao bì

Các loại bao bì như túi nilon, hộp carton dùng để đóng gói hàng hóa sẽ được phân loại theo quy tắc này. Đối với bao bì bằng kim loại có thể tái sử dụng, không thể áp dụng quy tắc 5b. 

Ví dụ: Bình gas làm bằng thép có thể bơm thêm gas vào không thể áp mã gas mà sẽ được áp một mã riêng khác. Nếu đó là bình gas dùng một lần thì có thể áp vào mã gas.

Quy tắc 6: Cách phân loại và so sánh hàng hóa đúng nhất.

Khi phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm, ta phải để ý xem nội dung của từng phân nhóm, chú giải của phân nhóm đó, của chương đó có liên quan đến sản phẩm hay không.

Bên cạnh đó cũng cần phải so sánh cùng cấp độ khi so sánh sản phẩm ở các phân nhóm hay các nhóm khác nhau.

quy tắc phân loại và so sánh hàng hóa

Phân loại và so sánh hàng hóa

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về HS Code là gìcác quy tắc tra mã HS Code. Qua đó, bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi chọn mã HS hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến mã HS. Chúc bạn có thể đạt được thành công trong lĩnh vực công việc mà mình lựa chọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.